Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

bài viết về chùa Long Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam



I) GIỚI THIỆU CHUNG:

Núi Đọi sông Châu, biểu tượng của Hà Nam, cũng như ngôi chùa và cây tháp cổ được xây dựng dưới triều vua Lý Nhân Tông từ lâu đã nhiều người biết tiếng. Núi Đọi, chùa Đọi trở thành trung tâm của quần thể di tích-danh thắng phân bố trên địa bàn xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam .

Theo thuyết phong thủy,nơi đây có thế đất phát vuơng, quanh núi có chin giếng tuợng trưng cho chín mắt rồng.Đến bây giờ trong vùng vẫn truyền tụng bốn câu phuơng ngôn:Đầu gối núi Đọi.Chân dọi tuần vuờng.Phát tích đế vuơng.Lưu truyền vạn đại.”(Việt sử luợc), cuốn sử sớm nhất biên soạn duới thời Trần đã chép về sự kiện vào năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ bẩy (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền tại Đọi Sơn đuợc một lọ vàng bạc, mở đầu phong tục đẹp để các vua triều đại sau noi gương khuyến nông.

Chùa Đọi đã trở thành đại danh lam kiêm hành cung vào thời Lý. Sử chép: Mùa hạ tháng năm niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118) vua Lý Nhân Tông qua dòng Hà Lô, thấy bến Long Lĩnh. Tuy thế núi chênh vênh nhưng đỉnh non bằng phẳng vua liền truyền lệnh cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh, đến năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ2 (1121) thì hoàn thành. Nhân đó vua đặt tên cho núi là Long Đọi Sơn. Tháp xây mười ba tầng chọc trời, mở bốn mươi cửa hóng gió. Vách chạm rồng ổ, xà treo chuông đồng, tầng trên dặt hồp vàng xá ly đỉnh nóc xây tiên khách bưng mâm…tầng duới chiatám tuớng khôi ngô, dứng hộ vệ có thần nhân cầm kiếm. Chính giữa đặt tuợng như lai, sân thềm có bậc lang vũ 2 bên. Rồi bên tả chùa dựng cung tứ giác… bên hữu chùa dựng nhà khám nhọn vuông, trong đặt tân đầu hòa thuợng

Đầu thế kỉ 15 ngôi chùa và cây tháp đã bị quân Minh xâm luợc phá hủy di vật quí thời Lý của ngôi chùa đến nay còn giữ lại là sáu pho kim cương tuợng đầu nguời mình chim (kanari), nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung. Trải qua nhiều thời đại từ Mạc đến Nguyễn và sau này, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu. Lớn nhất là đợt khai quật khảo cổ học,nhà tổ, nhà khách,nhà tăng ni, khu tháp mộ, làm đường lên chùa xây dựng các cơ sở hạ tầng khác làm cho khu vực chùa Đọi khang trang, có sức quấn hút khách tham quan.

II. LONG ĐỌI SƠN TỰ - LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THUYẾT:

Về mặt vị trí, địa hình, chùa Long Đọi Sơn nằm ở tạo độ:

1050 30’ – 186,01 kinh độ đông.

200 20’ – 22,775 vĩ độ Bắc

Nằm trên đỉnh núi Đọi với độ cao 79 m so với mặt nước biển, toàn bộ khuôn viên nhà chùa có diện tích khoảng 20 ha, gồm các công trình kiến trúc của chùa và vường rừng. Chùa nằm trong địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên – Hà Nam ngày nay, cách thủ đô Hà Nội chừng 50 km về hướng Nam, cách thị xã phủ Lý (thủ phủ tỉnh Hà Nam) khoảng 10 km về hướng Đông Bắc, bên hữu ngạn sông Châu. Theo quan niệm của người xưa, chùa Long Đọi Sơn nằm trên thế đất Cửu Long (chín rồng); Bởi lẽ, toàn cảnh Núi Đọi nhìn từ xa trông giống như một con rồng đất rất lớn nằm phục ở giữa đồng bằng vùng chiêm trũng, đầu hơn nhô cao hướng về Thăng Long. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy 9 con đường, sông, mương máng từ 4 hướng chạy về giống như 9 con rồng – Nay vẫn còn và quanh năm không cạn nước.

1. Lịch sử Long Đọi sơn

Năm 40: từ thời Hai Bà Trưng đã có phủ Đọi Sơn – làng Đọi đã có chùa, sau này gọi là chùa Hạ (làng Đọi Tam). Trên núi đã có am thiền nhỏ quân của Tô Định đã đóng đồn trên núi: nghĩa quân của bà cao thị Liên (21-43)ở Thạch, Thanh Liêm (nay là phủ Lý) đã có nhiều lần đem quân đến đan, hiện còn di tích mả Tàu nhiều đời để lại.

Năm 987 – mùa xuân. Vua Lê Đại Hành đến tịch điền ở chân núi Đọi, truyền thuyết kể rằng nhà Vua cày được một hũ vàng và một hũ bạc, nên đặt tên là ruộng Kim Ngân.

Năm 1010 – được tin Vua Lý rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long nhân dân làng Trống Đọi Tam tổ chúc một đoàn múa trống và múa rồng leo lên núi cao để vẫy chào đoàn thuyền của nhà vua. Từ dưới thuyền trông đoàn thuyền múa rước, như một bầy rồng đội núi bay lên. Lý Thái Tổ thấy thế rất mừng, liền đổi núi Đọi là Long Đội Sơn (rồng đội núi) và cho phép làng Đọi Tam được đem nghề trống lên Kinh đô Thăng Long sản xuất, sau này phát triển thành phố Hàng Trống.

Năm 1010- sau khi rời đô xong- Lý Thái Tổ cho xây dựng và phát triển chùa truyền ở Kinh Đô, và đồng thời lệnh cho các hương ấp, “nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại…” nhân dân vùng núi Đọi đã cho tu sửa am thiền thành sơ thiền bằng tre gỗ…

Năm 1054 – Lý Thánh Tông (đời thứ 3 triều Lý) cùng vương phi Ỷ Lan thấy cảnh sắc đẹp, lại có di tích lịch sử (ruộng vàng, ruộng bạc của Lê Đại Hành và Lý Thái Tổ đổi tên là Long Đội Sơn) nên đã quyết định cho xây dựng chùa Long Đọi Sơn với quy mô gạch ngói lâu bền, là một trong 4 chùa lớn của cả nước thời đó. Giao cho đại tướng Dương Đại Gia chỉ huy xây dựng và mời thiền sư Đàm Cứu Chỉ về chủ trì ở chùa cùng tham gia xây dựng.

Năm 1118 – 1121 – Nhân Tông (đời vua thứ 4 triều Lý) cho mở mang to đẹp hơn và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng.

Năm 1122 – xây dưng bia đá lớn cũng gọi là Sùng Thiện Diên Linh (là bia đá lớn nhất nước ta hiện nay còn lại). giao cho Hình bộ thượng thư Lý Công Bật viết văn bia chùa Đọi.

Năm 1406 nhà thơ Nguyễn Huy Khanh (thân phủ Nguyễn Trãi) đến thăm chùa vịnh thơ.

Năm 1407- giặc minh sang xâm lược nước ta, đã phá chùa và tháp Sùng Thiện Diêm Linh, lận đổ bia đá (trong khoảng 1414-1417).

Năm 1467 – vua Lê Thánh Tông (đời vua thứ 3 triều Lê Lợi) đến thăm chùa, để lại bài thơ khắc vào mặt sau bia đá của triều Lý.

Năm 1591- đời Mạc Mậu Hợp nhân dân đóng góp tiền của xây dựng lai chùa, do hòa thượng Thích Hải Triều trụ trì.

Năm 1860 – đời Tự Đức (tổ đời thứ 5- Thích Chiếu Thường) sửa thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn, xây dựng hoàn chỉnh 125 gian – từ đó chùa chở thành trường Bắc Kì phật giáo trở thành trung tâm khai trường thuyết pháp cứu thế độ sinh gọi là trường hạ, giáo dục tăng ni. Trong 3 tháng hè.

Năm 1864 sửa hành lang đúc tượng Di Lạc bằng đồng, đúc chuông đồng, đúc khánh đồng.

Năm 1947 kháng chiến chống pháp chùa bị đốt phá do tiêu thổ kháng chiến, chở thành hoang tàn.

Năm 1957 hòa bình lập lại các sư trong sơn môn khôi phục chốn tổ, nhân dân thập phương tham gia tu sửa tôn tạo di tích lịch sử.

Lập lại Trường Hạ do sư cụ chùa Đô Quan là hội truởng hội phật giáo huyện Duy Tiên ủy viên quốc hội đứng lên tổ chức xây dựng chốn tổ.

Năm 1960 chốn tổ cử cụ thượng Tọa Thích Liên Huê (người thôn nhất) và sư cụ Thích Thanh Bột (người làng Yên Nam- Điệp Sơn) trụ trì chùa và sư cụ Thích Đàm Thử (nữ) về làm chia điền cai quản ruộng vườn.

Năm 1992- đựợc nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa (10-4-1992) sau được nhà nước chính quyền cấp kinh phí trùng tù.

Năm 1993 – 2000 xây dưng lại nhà bia và xây dựng hậu điện, đúc lại tượng 18 vị La Hán. Cho đến nay nhà chùa vẫn đựoc xây dựng, tu bổ để chùa Long Đọi Sơn ngày càng hoàn thiện đẹp đẽ khang trang.

2. Huyền thoại Đọi Sơn

Thật lạ thay, giữa một vùng đồng bằngchiêm trũng rộng lớn của huyện Duy Tiên, bổng nổi lên một dãy núi kỳ vĩ,đẹp tựa trong tranh. Chẳng vậy mà từ xa xưa, núi Đọi – sông Châuđã là một biểu tượn đặc trưng, một danh thắng nổi tiếng của trấn Sơn Nam.

Cũng trên đỉnh ngọn núi này, người xưa đã biết gửi ước mơ của mình vào từng mảnh gỗ, đườmg vân thớ đá mang dáng dấp phật đường, khiến cho phần hồn phần thực hòa quện lẫn vào nhau, tạo lên nhiều tầng văn hóa lưu danh hậu thế. Ấy là ngôi chùa Long Đọi Sơn cổ kính, chùa có tên chữ là Diên Linh Tự đậm sắc màu tâm linh. Cùng với núi Đọi, Long Đọi Sơn đã tạo lên một danh thắng được dân gian lưu truyền qua những vần thơ

Giữa cánh đòng bằng một trái non

Ngôi chùa Long Đọi đứng chon von

Công trình kiến trúc khen ai khéo

Phong cảnh xưa nay dậy tiếng đồn

Không phải ngẫu nhiên mà núi Đọi trở thành niềm tự hào bao đời của người Hà Nam. Ngọn núi cao khoảng 80m ấy nối giữa đòng bằng trù phú, bên cạnh dòng sông Châu trong xanh hiền hòa, tự nó đã tạo nên một cảnh sắc đẹp có tiếng trong vùng. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, là cả một vùng đồng bằng bao la trù phú,bên cạnh dòng sông Châu hiền hòa, tự nó đã tạo nên cảnh sắc đẹp có tiếng trong vùng. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, là cả một vùng đồng bằng bao la trù phú, với dòng sông uốn khúc như một dải lụa xanh ôm lấy cánh đồng phì nhiêu với bạt ngàn lúa, ngô, khoai, đỗ… không chỉ có vậy, nếu nhìn từ phía Bắc, Núi Đọi tựa như dáng Rồng phục. Thế nên từ giữa thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông, trong một lần kinh lý qua đây đã tức cảnh đề thơ:

Lên cao tầm mắt nhìn bao quát

Muôn dặm cây xanh một dải mờ

Núi Đọ ấy còn đựợc xem như nằm trong thế đất Cửu long – Một thế đất đẹp theo quan niệm phương Đông:

Đầu gối Núi Đọi

Chân dọ Tuần Vường

Về Núi Đọi, nhân dân còn kể lại rằng, từ thời còn là Thập đạo tướng quân tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đã nhận thấy thế núi ở đây có thể là một lá chắn phía Bắc để bảo vệ kinh đô Hoa Lư lúc bây giờ.

Đến khi lên ngôi Vua, Lê Đại Hành đã về chân Núi Đọi cày ruộng tịch điền để khuyến khích nghề nông mở mang, phát triển (đó vào năm 987). Nhà vua cày một thửa ruộng thấy một chĩnh vàng nhỏ, đến khi cày sang thửa khác lại được một chĩnh bạc nữa, liền đặt tên là ruông vàng ruộng bạc – còn gọi là khu ruộng kim ngân…

Cũng từ đó, nhân dân tích cực cầy cấy làm ăn, không để ruộng hoang hóa. Nhờ vậy, vùng Núi Đọi ngày càng trù phú, nhân dân ngày càng no ấm hơn.

3. Lễ hội chùa Long Đọi Sơn:

Để tưởng nhớ công đức người xưa, nhằm ca ngợi và tái hiện cảnh thanh bình của nước Đại Việt, hàng năm chùa Long Dọi Sơn tổ chức lễ hội từ ngày 19 tháng 3 đến hết ngày 21 tháng 3 (âm lịch), nổi tiếng cả vùng ven sông Châu.

Ngày 19, từ sang sớm nhân dân đại phương chuẩn bị nghi lễ dưới chân núi, rước kiệu lên chùa dâng hương lễ Phật và tưởng niệm vua Lý Thánh Tông, Nhân Tông, Vương Phi Ỷ Lan, người đã có công khởi dựng và xây dựng ngôi chùa này.

Đến ngày 21 là ngày giỗ tưởng niệm thiền sư Đại Hòa Thượng Thích Chiếu Thường. Trong những ngày này, hội là phần không thể thiếu các trò chơi dân gian: thi đấu vật, chọi gà, hát giao duyên, hát chèo, hát đối, bơi thuyền, dệt vải, nấu cơm thi, …

Lễ hội Long Đọi Sơn là dịp để nhân dân trong vùng và khách gần xa tưởng nhớ về cội nguồn; chiêm ngưỡng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, hành hương về với Phật, cầu nguyện may mắn trong cuộc sống.

KIẾN TRÚC

Chùa Long Đọi Sơn, có tên chữ là Diên Linh Tự , nằm trên đỉnh núi Đọi với độ cao 79m so với mực nước biển, toàn bộ khuôn viên nhà chùa có diện tích 2ha, gồm các công trình kiến trúc và vườn chùa. Với tổng diện tích xây dựng bằng 1000m2 . Chùa được xây dựng bởi lối kiến trúc “ Nội chữ đinh ngoại chữ công” chùa có nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, thượng điện, hậu điện, nhà khách, phòng tăng, tất cả có 125 gian chùa.

· Tam quan:

Cổng tam quan

Kiến trúc tam quan chùa được dựng với lối chồng diêm 2 tầng 8 mái, tầng dưới 5 gian, tầng trên 3 gian, theo kiểu tường hồi bít đốc, là một trong ba công trình kiến trúc đáng chú ý của chùa Đọi, đều được tu bổ hầu như toàn bộ vào đầu thế kỷ thứ 19. Nó được dựng trên 8 cột đại trụ, của 6 bộ vì chính và 16 cột quân và cột hiên, kê trên chân đá tảng. Toàn bộ hệ thống vì kèo được kết cấu theo lối chồng giường đỡ mái kết hợp với việc làm gác lửng, các cột này được liên kết trên mỗi bộ vì kèo trên thể thức sau: hai cột cái được liên kết bởi một quá giang mộng luồn từ đây người ta gác ván làm thành một gác lửng, trên gác lửng người ta chỉ để một lỗ nhỏ ở giữa vừa đủ để người chui qua. Cột cái và cột quân được liên kết với nhau bởi hệ thống kẻ chuyền bằng mộng một đầu ăn mộng vào cột cái còn đầu kia qua cột quân còn phần dư để đỡ mái hiên, khoảng cách giữa hai tầng mái người ta để khoảng trống, nếu tính từ tầu mái trên xuống đến phần bờ nóc của mái dưới khoảng 1,2m, cùng với đó là một hàng lan can cao khoảng O,45m, được tạo bởi một hàng chấn song bao quanh. Nói chung hệ thống tam quan chùa chủ yếu là những cột trơn và không trang trí.

· Nhà bia:

Nhà bia “Sùng Thiện Diên Linh”

Nằm ở khu khuôn viên vườn nhà chùa sau cổng tam quan và trước nhà thờ chính. Nhà bia được xây trên mặt bằng hình vuông với diện tích 5,8m x 5,8m, là nối kiến trúc theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, với 4 cột trụ kết hợp với hệ thống xà, qúa giang để nâng đỡ phần mái dưới. Từ cột cái người ta nối một xà góc một đầu ăn mộng vào cột cái bởi mộng luồn, còn đầu kia nối với cột quân và chạy ra phía ngoài để đỡ đầu đao của mái. Ở tầng trên, hệ thống bộ vì kèo theo kiểu chồng giường, mỗi giường được chồng xếp lên nhau bởi hai đấu vuông thót đáy. Hệ thống hai vì kèo được liên kết với nhau bởi một xà ngang ở cả hai tầng mái, làm như vậy sẽ làm cho bộ khung được liên kết với nhau vững chắc hơn. Giữa phần mái trên và mái dưới người ta đặt những chấn song để tạo những ô thoáng. Nhìn chung kiến trúc của nhà bia cũng giống như cổng tam quan hầu như không có hình trang trí, chỉ có phần đầu dư trên các cột của nhà bia có trạm trổ ít hoa văn hình hoa lá đơn giản và trên thượng lương có ghi niên đại, năm tu sửa, xây dựng nhà bia

· Thượng điện.

Nhà Tam Bảo

Qua hai mươi bậc đá dựng đứng, như chiếc thang dẫn đến khu sân chùa thoáng tĩnh, kề bên hai dãy nhà đồng tội gồm 5 gian hai trái, bên trong bày ra mười cửa ngục, như một thông điệp nhắc nhủ con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Hiện lên trước mắt là nhà thờ Tam Bảo, kiến trúc theo hình chữ đinh, với 7 gian tòa Thượng Điện và 3 gian tòa Thiêu Hương với tổng chiều dài đo được là 28,76m chiều rộng là 18,9m, khoảng cách từ tầu mái hiên xuống đến mặt nền là 1,9m, khoảng cách từ cột quân đến cột hiên là 2,48m, và số hoành tính được từ thượng lương đến tầu mái hiên là 14 hoành như vậy sẽ có 13 khoảng hoành theo tỷ lệ 4/5/4, một tỷ lệ thường thấy trong các chùa ở miền bắc trong thế kỷ này. Hệ thống vì kèo ở các gian giữa theo lối chồng giường, giống như kiến trúc của cổng Tam Quan và Nhà Bia, nhưng ở đây tính từ thượng lương trở xuống, phần giường dưới là nơi tiếp giáp với câu đầu người ta cắt khoảng giữa để tạo khoảng chống tạo thành hệ thống gọi là giường cụt, ở mặt dưới của mỗi đoạn giường đó được kê bởi hai đấu vuông thót đáy tỳ lên câu đầu không có mộng, còn phần trên mỗi bên được kê một đấu vuông để đỡ thanh giường trên và cứ như vậy cho đến tận trên thượng lương. Tất cả hệ thống này cũng diễn ra tương tự ở hệ thống xà nách và vì kèo ở tòa Thiêu Hương, chỉ có điều ở hệ thống xà nách của tòa Thiêu Hương không có hệ thống giường cụt như ở xà nách của tòa Thượng Điện, cũng bởi do khoảng cách hẹp. Còn hệ thống vì kèo ở hai đầu phía giáp tường cũng kết cấu theo nối chồng giường nhưng có điều ở đây từ một cột cái người ta bắc một xà nối với cột quân (gần như một quá giang), trên xà đó có một trụ chốn tỳ lên xà đó qua một trụ đấu, còn đầu trên nối với đầu cột cái bởi một thanh giường, kiểu dạng giống như giá chiêng và phần trên giường đó được kết cấu như bộ vì ở gian giữa. Các vì kèo được liên kết với nhau bởi các hệ thống xà thượng, xà hạ, xà nóc hay còn gọi là thượng lương cùng với các hoành được tỳ lên các đầu giường trong mỗi vì kèo. Ở phía dưới trong hàng cột quân cũng được liên kết với nhau qua các xà trệt gọi là ngưỡng cửa. Với kết cấu như vậy sẽ làm cho bộ khung nhà vững chắc hơn rất nhiều, đây cũng là nối kiến trúc chung cho các ngôi chùa.

Tựu chung các công trình kiến trúc ở chùa Đọi, phần lớn mang dáng dấp đặc trưng của ngôi chùa làng, các hệ thống vì kèo, đầu dư, ván lá gió… hầu như không có những mảng trang trí, chạm khắc hoa văn, họa tiết cầu kỳ, mà chủ yếu là những khối gỗ trơn được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng rất chắc chắn khỏe khoắn. Nhưng do được đặt trên một địa thế cao, thấp khác nhau. Độ cao cột khởi của cổng Tam Quan kết hợp với 7 gian về bề ngang của tòa nhà Thượng Điện, xen giữa là hệ thống chồng diêm hai tầng tám mái của nhà Bia. Sự cao thấp về địa thế không theo chuẩn mực này vô tình đã tạo lên đã tạo lên một sự chuyển tiếp rất nhịp nhàng gần như là một đường thẳng hơi nghiêng tính từ đỉnh nóc của tòa Tam Bảo xuống đến đỉnh nóc của cổng Tam Quan. Đây là một điểm nhấn hữu ý nhất của toàn bộ ngôi chùa, cùng hòa mình trong những lùm cây xanh thẳm càng làm tôn thêm kiến trúc bề thế, tạo nên vẻ linh thiêng huyền bí.

ĐIÊU KHẮC

Nếu như kiến trúc của thời Lý ở chùa Long Đọi hầu như không còn là mấy, ngoài nền móng phía sau nhà Thượng Điện, mà các nhà khảo cổ học họ đã tìm thấy ở đây dấu vết nền móng của tháp Sùng Thiện Diên Linh, qua hai tảng kê chân cột bằng đá có chạm hình hoa sen và một số hoa văn hình hoa cúc trên một đoạn cột hình vuông dài khoảng 1,8m bằng đá của thời Lý, thì không còn vết tích gì khác nữa. Nhưng về điêu khắc của thời này lại tìm thấy rất nhiều các di vật hết sức quý giá như : tượng đầu người mình chim (kinnaras), bia Sùng Thiện Diên Linh, sáu pho tượng Kim Cương, cùng một số di vật khác.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét