Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

CHÙA ĐẠI BI - NAM TRỰC - NAM ĐỊNH

Báo cáo thực tế chùa Đại Bi, xã Nam Giang – Nam Trực – Nam Định


Bài báo cáo chia làm 3 phần: 1. Giới thiệu lịch sử chùa Bi; 2. Giới thiệu tổng thể di tích (kiến trúc, điêu khắc, văn bia); 3. kết luận.


1. Lịch sử chùa Bi (Đại Bi tự)
Từ Đạo Hạnh là một trong ba vị thánh tổ nước ta thời Lý, cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại, ông được thờ ở rất nhiều nơi như chùa Láng, chùa Thầy, chùa Nền ở Hà Nội… và đặc biệt ở Nam Định có chùa Bi.
Theo thần phả, Từ Đạo Hạnh thiền sư tên thật là Từ Lộ, cha là Từ Vinh làm chức đô sát trong triều Lý, bị em là Diêm Thành hầu và pháp sư Đại Điên hãm hại. Thiền sư và mẹ là bà Tăng Thị Loan về lánh nạn ở xã Châu Đàm huyện Tây Châu trấn Sơn Nam (nay là thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định). Ngài lập ra Đại Bi tự (dân gian quen gọi là chùa Bi).
Căn cứ vào tài liệu văn bia, chùa được xây dựng năm Thông Thụy thứ ba (1037) đời vua Lý Thái Tông (có nơi viết là đời Lý Nhân Tông (1042-1127 ?) trân một vùng đất rộng, bằng phẳng. Theo truyền thuyết, đất này có hình rồng, hai bên cửa chùa có hai giếng mắt rồng (nay chỉ còn một, một giếng bị ủy ban nhân dân xã lấp để xây nhà văn hóa). Năm 1087, chùa bị hỏa hoạn và bị hư hại rất nhiều nhưng mái đến năm 1847 mới được sửa lại. Qua những lần trùng tu, di tích hiện tồn của chùa Bi phần lớn mang phong cách Lê Mạt và Nguyễn, chỉ còn lại một số viên đá tảng là di tích ban đầu.
2. Tổng thể di tích chùa Đại Bi
1. Kiến trúc
Sơ đồ chùa Đại Bi
Xét một cách tổng thể, chùa xây dựng theo kiến trúc truyền thống là Nội công ngoại quốc. Chùa có 60 gian được xây dựng bằng gỗ, trải rộng theo trục chính, cao dần từ ngoài vào trong. Gác chuông hai tầng theo kiểu chồng diêm, mái cong thanh thoát. Tam quan được xây dựng chếch sang bên phải, chạm khắc mang phong cách hậu Lê.
Trước cửa chùa là một khoảng sân rộng cho dân làng vui chơi, bước qua tam quam là một khoảng sân nhỏ, chếch sang bên phải cổng là tháp …. Điện thờ phật nằm ở trung tâm chùa, hai bên là hai tòa dải vũ trải dài vào sâu bên trông đến tận nhà tổ, sau điện thờ Phật là Gác chuông, tách biệt bởi một bức tường và hai cổng phụ sâu vào trong là nhà thờ tổ và nhà tăng. Bên phải chùa là cung thờ mẫu.
Các thành phần kiến trúc đặc biệt
1.1 Tam quan
Tam quan chùa Bi được xây dựng chếch sang phải. Dựng theo lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột. Cột cái chính giữa được xem như cột trụ nóc, hai cột cái của bộ vì hai bên thấp hơn cột cái ở vì giữa. Từ cột cái ăn mộng ra cột quân bằng các xà nách, các xà nách kết hợp với các cột trốn để tạo ra vì kèo suốt giá chiêng.
Để dựng các góc mái và độ cong của những đầu đao bốn phía, người ta đã khéo tạo ra những bẩy góc từ các đầu cột quân ăn mộng ra xà nách để tạo ra những bẩy hiên để đỡ hệ thống tàu đao mái lá truyền thống. Góp phần làm cho tam quan có vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh thoát là chiểu cao mái chỉ chiếm tỉ lệ ½ chiều cao tam quan.
Để nối các bộ vì với nhau, những cột giữa được ghép ván tạo thành những bức chạm nối giữa xà thượng và xà hạ. Giữa các hàng cột cái của bộ vì kèo ở gian giữa này, người ta đã tạo ra những khung để lắp bộ cửa dạng bức bàn, vì hai bên tạo những chấn song.
Tam quan có nhiều mảng chạm khá độc đáo, là sự kết hợp của phong cách cuối thế kỉ XVII và phong cách thế kỉ XIX (kết quả của những lần trùng tu).
Những chạm khắc độc đáo nhất là những chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVII, được chạm lộng hai bên để khi bước qua tam quan vào mặt sau ta vẫn có thể chiêm ngưỡng. Đó là những chạm khắc hình lá cúc mang tính cách điệu cao được thể hiện khá tự do, thoải mái, bên trên đỉnh của hình chạm là hình tượng một người phụ nữ trong tư thế hai tay chắp trước ngực mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật chạm khắc đình làng hậu Lê. Ở các đầu dư ta còn thấy nghệ nhân xưa thể hiện những hình chim phượng múa rất đẹp.
Xen kẽ với những mảng chạm khắc mang phong các Hậu Lê là những hình chạm khắc mang dấu ấn nghệ thuật Nguyễn, hình ảnh lưỡng long chầu nhật, rồng ngậm chữ thọ, chim phượng… Một điểm đáng chú ý nữa là khu đĩ bằng sắt và những trang trí mái (kìm, sô, guột, bẹ) mang phong cách Nguyễn.
Có thể thấy được, cũng giống các tam quan chùa thờ thánh khác thường được trang trí cầu kì, tam quan chùa Đại Bi là một thành phần kiến trúc đặc sắc của tổng thể di tích. Có lẽ có được điều này cũng do chùa được xây dựng gần các làng mộc giỏi như làng mộc Nam Dương, ..
1.2 Điện thờ Phật
Thoạt nhìn, ta nhận thấy điện thờ Phật chùa Đại Bi được xây dựng theo lối nội công ngoại quốc. Nhưng điểm đặc biệt của Đại Bi tự là , khác với các kiến trúc hình chữ công khác, điện phật chùa đại bi là sự kết hợp của ba gian nhà riêng biệt, gian giữa (dọc) nối với hai gian ngang bằng hai ống máng. Có thể phỏng đoán, ban đầu chùa có kiến trúc tiền phật hậu thánh, nhưng do sự biến đổi của xã hội, sự du nhập tín ngưỡng thờ phụng tam giáo đồng nguyên, chùa được mở rộng và có hình thức như ngày nay. Nhà thờ phật được chia làm ba phần: 1. Tòa tiền đường; 2. Tòa thiêu hương; 3. Tòa thượng điện. Riêng thượng điện được chia làm ba phần, gian giữa là cung thờ Phật, bên phải cung thờ Phật là cung Quan Âm và bên trái là Cung thánh tổ thờ đức Từ Đạo Hạnh (đây là điều đặc biệt không thấy ở các chùa khác).
Tiền đường được sửa chữa năm Tự Đức thứ 19 (1866). Bộ cửa điện thờ phật được trang trí những hình chạm khắc rồng, hoa lá, vân mây cách điệu đẹp.
Kết cấu vì kèo bên trong điện thờ phật đã được trùng tu sửa mới, gần như hoàn toàn mang phong cách Nguyễn. Nhưng còn sót lại một ván bưng có chạm khắc ở cung thờ Từ Đạo Hạnh. Rất tiếc bản chạm đã bị tháo dỡ đi một phần nên ta không làm rõ được chính xác hoạt cảnh trên tác phẩm. Hình ảnh lá cúc cách điệu, thấp thoáng sau đó là hình ảnh hai nhân vật ở trong tư thế không rõ ràng bên cạnh một mảng chạm bị tháo dỡ nhưng ta có thể thấy phong cách khá tương đồng với chạm khắc ở Tam quan. Từ hình ảnh hai con rồng chạm còn nguyên vẹn hình mây đao mác từ đầu rồng đi ra, những móng rồng năm ngón chạm khắc tự do, ta có thể khẳng định được phong cách nghệ thuật cuối thế kỉ XVII.
1.3 Gác chuông
Gác chuông chồng diêm hai tầng mái cong thanh thoát, với bấn hàng chân cột. Gác chuông chùa Bi có niên đại muộn, năm Gia Long thứ 13 (1814) đại trùng tu sửa chữa gác chuông.; năm Duy Tân thứ 12 (1908) sửa chữa gác chuông. Như vậy là gác chuông chùa Bi hoàn toàn mang dấu ấn Nguyễn. Thủ pháp trang trí sử dụng những môtip trang trí có tính biểu tượng được sử dụng. Trên các ván xà được chạm khắc hình rồng, cá vượt vũ môn hóa rồng…, các đầu dư thể hiện hình chim phượng; phần mái gác chuông cũng được trang trí theo phong cách Nguyễn, khu đĩ bằng sắt, trên các đầu đao là hình những con rồng.
Dưới chân cầu thang lên gác chuông có hình hai con sư tử.
Quả chuông (đại hồng chung) của chùa đúc năm Minh Mạng thứ XVIII, cao 2m, đường kính 1,6m, nặng 1800 kg.
2. Điêu khắc
Sơ đồ tượng chùa Đại Bi
Nhìn chung hệ thống tượng trong chùa Đại Bi có niên đại muộn
Cung đầu tiên (tòa tiền đường), hai gian giữa là tượng hộ pháp khá to, khám bên phải thờ đức ông, đối xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền. Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát, hai bên tượng Thánh hiền có hai thị giả, hai thị giả này có hình dáng dữ tợn.
Cung thứ hai (tòa thiêu hương) là cung Nam Tào Bắc Đẩu. Hình tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Nam Tào Bắc Đẩu. Tòa trên cùng là tượng Ngọc Hoàng rồi đến Nam Tào, Bắc Đẩu, phía dưới là tòa Cửu long có tượng thích Ca mâu Ni sơ sinh, hai bên tượng cửu long là hai tượng kim đồng ngọc nữ.
Cung thứ ba là Tam Bảo:
Gian chính giữa thờ phật. Tòa cao nhất là ba pho tượng tam thế, tòa thứ hai là tượng đức phật A Di Đà, hai bên tượng A Di Đà là Quan Âm đứng: bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát và bên trái là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Gian bên trái là khám thờ từ Đạo Hạnh, do cung này đóng cửa nên không rõ bên trong có tượng không.
Gian bên phải là cung Quan âm, ở đây có hai pho tượng khá đẹp. Bên trái là Quan Âm Nam Hải (hình ảnh quỷ đội tòa sen) , pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa. Bên cạnh đó thì ta cũng thấy hình ảnh quan âm rất nhiều tay. Đây có thể là sự tích hợp của các dạng thức quan âm, điển hình của các tượng quan âm có niên đại muộn. Bên cạnh quan âm Nam Hải là hình tượng đẹp của quan Âm thị kính. Trong các chùa khác như Long Đọi, Ngô Xá ta bắt gặp hình ảnh bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật, nhưng ở đây hình ảnh quan âm thị kính được mô tả là một người phụ nữ đẹp, khuôn mặt hiền từ mỉm cười mãn nguyện ngồi trên tảng đá, chân trai đặt trên cao, chân phải hạ xuống thấp, hai bàn tay đặt lên đầu gối trái. Đây là một pho tượng đẹp.
Ngoài ra còn tượng thánh tăng và thổ địa được thờ ở gian nhà tổ. Hai pho tượng này làm từ thời nguyễn, khá giống các pho tượng mới ở chùa Ngô Xá.
Đặc biệt trong chùa còn giữ một số tượng mặt nạ rối có từ thời lê trung Hưng rất đẹp và quý. Trong 6 đầu tượng thì chia ra 2 đầu tượng “chúa Lộng”, đó là hai đầu mặt đỏ, miệng rộng có râu. Tiếp theo là hai tượng “cóc vàng”, sơn mặt màu hồng nhạt. Cuối cùng là hai pho tượng “Tùy Trắng”, mặt sơn màu trắng, mũi to, mồm rộng như đang cười. Sáu đầu tượng nhỏ hơn chỗ cầm ở cổ tượng, gồm: 2 pho tượng Tiên; 1 pho tượng Chàng; 1 pho tượng Hậu (hay còn gọi là tượng nàng Ruông); 1 tượng ông Mách (tựa như nhân vật dẫn chuyện) và tượng ông Chớp. Những tượng này đội mũ hoặc vấn tóc theo kiểu lối cổ, chân dung tươi tỉnh. Các con rối của các loại hình rối cạn khác thì gọi là “quân rối” hay “con trò” riêng quân rối của rối đầu Gỗ được gọi là “Thánh Tượng”.
Trong chùa Bi còn sót lại một số chân tảng có chạm khắc hình hoa sen, đây có thể là di tích còn sót lại từ buổi đầu xây dựng. Các vết chạm đã bị mờ đi khá nhiều, song ta vẫn có thể nhận ra lối chạm cánh sen đúp thường thấy trong mĩ thuật Lí, mặc dù không được chạm khắc tinh xảo như chân tảng Lí, có lẽ do đây không phải là chùa thuộc quốc gia nên khi xây dựng ban đầu không được công phu, tỉ mỉ như các di tích do tầng lớp quý tộc xây dựng.
3. Văn bia
Hiện chùa còn lưu giữ nhiều văn bia (10 bia đá và nhiều câu đối) ghi chép lai lịch sử ngôi chùa, ghi chép lại những lần trùng tu, sửa mới và bia công đức.
Hia tấm bia có nên đại sớm nhất nằm ở 2 trái nhà tòa tiền đường.
Tấm bia bên trái có niên đại …. Khoảng cuối Lê, trán bia trang trí hình lưỡng long chầu nhật mang phong cách Hậu Lê, hai bên diềm bia là những hình rồng nối đuôi nhau cho đến hết diềm bia. Bia ghi………..
Bia bên phải mang dấu ấn nghệ thuật Nguyễn
Hai bên tòa dải vũ mỗi bên đặt ba tấm bia ghi công đức….
Sát sau nhà tiền đường là một tấm bia đặt lộ thiên, xung quanh cây cỏ mọc đầy chân bia. Ngay canh đó là tấm bia có niên đại Nguyễn đặt trong gác chuông.
3. Kết luận
Hai mươi phát tấu chùa Bi
Trai đi được vợ gái đi được chồng

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

BÀI VIẾT VỀ MĨ THUẬT - Lột xác mỹ thuật Việt Nam - Chờ đến bao giờ? Aug 16, '07 12:59 PM for everyone

Các sự kiện có liên quan đến cuộc khủng hoảng sáng tạo mỹ thuật

Mỹ thuật Việt Nam gần đây có 3 sự kiện được đưa lên diễn đàn (hệ thống truyền hình VTV hoặc các hội thảo cấp nhà nước) rất đáng chú ý, có liên quan mật thiết đến cuộc khủng hoảng sáng tạo mỹ thuật hiện đang diễn ra:

1. Toạ đàm về việc Hội Mỹ thuật Việt Nam trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2005 cho một tranh sao chép theo một tác phẩm của một hoạ sĩ Liên Xô cũ (VTV)

2. Tọa đàm về thực trạng tranh giả và tranh chép đang hoành hành thị trường mỹ thuật Việt Nam (VTV)

3. Hội thảo “Ðiêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại” tại Viện Mỹ thuật Hà Nội (5/2006).

Thông qua 3 sự kiện này và khá nhiều bài viết về mỹ thuật trên các báo trong nước từ nhiều năm qua, mỹ thuật Việt Nam đang bộc lộ toàn bộ tình trạng “rơi tự do” xuống vực phá sản sáng tạo.

Tình trạng hoang mạc hoá cánh đồng nghệ thuật tạo hình của nước nhà hiện nay không còn là dự báo sớm mà nó đã xâm hại tới giới hạn không được phép. Nếu sự thật này không đúng như vậy, tại sao nhà phê bình Nguyễn Quân đã phải lên tiếng liên tiếp trong hai hội thảo cấp quốc gia (hội thảo của ngành lý luận phê bình, tổ chức tại Hà Nội tháng 3/2006 và hội thảo “Ðiêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại” vừa mới kết thúc cũng tại Hà Nội), với cùng một nội dung mang ý nghĩa khuyến cáo giới hữu trách lãnh vực văn hoá nên ngừng việc xây dựng tượng đài trên toàn quốc cho đến năm 2020. Riêng hội hoạ, tệ trạng làm tranh giả và tổ chức sản xuất, tiêu thụ tranh chép đang ngày càng bành trướng, thậm chí thực tế này đã làm các phòng triển lãm sáng tác đầy tâm huyết nghệ thuật của những họa sĩ đích thực biến mất và tranh chép hoặc tranh nhái đã nghiễm nhiên trở thành bộ mặt chính của mỹ thuật nước nhà. Thực trạng này cho thấy hệ thống mỹ thuật Việt Nam hiện nay là tác giả của bức tranh toàn cảnh ảm đạm của sáng tạo mỹ thuật nước nhà.


Ðổi mới hệ thống mỹ thuật – Một yêu cầu bức thiết

Ngưng thực hiện tượng đài đến năm 2020? - Không thể, không thể! Chúng ta vẫn phải tiếp tục làm tượng đài, còn hay hay dở gì hãy để cho con cháu chúng ta phán xét! Ðó là phản ứng của nhà điêu khắc Phan Gia Hương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả của hằng chục tượng đài - cũng là phản ứng có tính đại diện cho nhiều tác giả của các pho tượng đang cho thấy bộ mặt nghèo nàn và độc tuyến của điêu khắc Việt Nam. Sự phản ứng ấy của họ trước một đề nghị có nguy cơ làm hỏng những cuộc làm ăn béo bở được che đậy dưới ô dù “tôn vinh lịch sử” từ hằng chục năm qua là tất yếu. Và thế là họ đã rơi ngay vào cái liệu pháp gây “sốc” của nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân.


Tượng đài Lê Lợi, Thanh Hoá, 2004 Tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, 2004 Tượng đài Công nhân Việt Nam, Hà Nội, 2005

Thực ra, đề nghị ấy của Nguyễn Quân hàm chứa một giá trị tích cực, có tầm chiến lược không chỉ cho riêng bộ môn điêu khắc ngoài trời và không gian mỹ thuật đô thị mà cho cả môi trường sáng tạo hội họa. Việc tổ chức lại tốt hơn hệ thống mỹ thuật Việt Nam không thể chờ đợi lâu hơn được nữa và cần có một sự phục sinh trở lại không khí sáng tạo sống động mà các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã từng có những thời kỳ đẹp đẽ trước khi nền-mỹ-thuật-thị-trường-cơ-hội bắt đầu thao túng kể từ năm 1995. Nguyễn Quân đưa ra cái cột mốc 2020 như một điều kiện cần và đủ cho một cuộc lột xác nghiêm túc, một cái dừng để lấy khoảng lùi cực kỳ cần thiết cho giới mỹ thuật Việt Nam có điều kiện nhìn lại bao quát toàn bộ những gì đã tạo ra sự suy nhược ngày càng trầm trọng của con đường sáng tạo của mình. Ðây là một trong những việc làm mà ở các trường mỹ thuật thường dạy cho sinh viên phải áp dụng thường xuyên để nhìn rõ hơn cái đúng và sai của bản vẽ đối với người mẫu hoặc phong cảnh. Trong cuộc sống cũng vậy, lấy khoảng lùi đủ để nhìn lại toàn bộ việc làm, để kịp điều chỉnh những nhầm lẫn luôn luôn là điều cần thiết.

Việt Nam đã trải qua 30 năm hoà bình và đang đứng trước một thời đại mới - thời hội nhập, mỹ thuật Việt Nam sao vẫn còn là một đứa con sống dựa vào bầu vú của nhà nước mặc dù nay tuổi đã già? Sự rút tỉa này cùng với những tệ nạn rút tỉa khác không chỉ đang làm suy yếu nghiêm trọng cho sức khoẻ của bà mẹ Việt Nam, mà bản thân chứng “rối loạn tiêu hoá” cũng ngày càng hết thuốc chữa. Tất nhiên việc “cai sữa” cho một “con nghiện” không bao giờ là dễ dàng, cũng như không có cuộc đại phẫu nào là không gây ra đau đớn cho bệnh nhân và những mối liên hệ thân thuộc chằng chịt của họ, nhưng vì sự lựa chọn cho tương lai, cho các thế hệ nghệ sĩ tạo hình trẻ Việt Nam, phục sinh lại đường băng cho những giấc mơ sáng tạo cất cánh, mỹ thuật Việt Nam nhất thiết phải “cải tổ” lại mình.


Tầm nhìn mới cho hệ thống mỹ thuật Việt Nam

Việc cải tổ hệ thống mỹ thuật Việt Nam cần được tiến hành một cách thận trọng, có chiều sâu, dựa trên kinh nghiệm của các hệ thống mỹ thuật mạnh trên thế giới. Có thể thấy rõ những điểm cốt yếu cần phải được thực hiện ngay cho mỹ thuật Việt Nam hiện nay:

* Trước hết nên coi Hội Mỹ thuật Việt Nam hiện nay là một hội nghiệp đoàn, hoạt động trên danh nghĩa và quyền lợi như các hội nghề nghiệp khác.

* Tái lập lại Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam thành một tổ chức dành cho những nghệ sĩ theo đuổi sự nghiệp sáng tạo, nơi hội tụ có chọn lựa và tự nguyện của những nghệ sĩ tài năng nhất của đất nước trên nguyên tắc phi chính trị và xã hội hoá hoàn toàn.

* Giải tán ngay các hội đồng nghệ thuật mang tính cơ cấu.

* Bộ Văn hoá và Thông tin không nên coi nhiếp ảnh như một ngành lớn ngang với mỹ thuật khi lập ra Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh nước ta thực chất chỉ ở mới đang ở dạng phong trào và hoạt động mạnh về mặt dịch vụ, chưa có hệ thống trường qui; ngôn ngữ nhiếp ảnh đơn điệu, lạc hậu, dù có gặt hái được một số giải thưởng quốc tế (những giải thưởng này thường do tác động bởi sự tài trợ của các công ty sản xuất phim và máy ảnh). Nên trả nhiếp ảnh về đúng vị trí của nó là một bộ môn trong hệ thống mỹ thuật Việt Nam.

* Tách Viện Mỹ thuật ra khỏi Trường Ðại học Mỹ thuật Hà Nội, nâng cấp thành một viện chính thống có chức năng độc lập nghiên cứu chuyên sâu các lãnh vực mỹ thuật (hiện Viện Mỹ thuật chỉ là một phòng ban của Trường Ðại học Mỹ thuật).

* Sau cùng và quan trọng hơn cả là phải thành lập một Ủy ban Mỹ thuật Quốc gia, có quyền hạn ngang bộ, trực thuộc chính phủ, nhằm tư vấn cho chính phủ các chiến lược phát triển mỹ thuật đất nước và vạch ra những bất cập cần phải điều chỉnh bằng những giải pháp tốt nhất. Uỷ ban Mỹ thuật Quốc gia soạn thảo để chính phủ ban hành các định chế nhằm chuyên môn hoá và pháp luật hoá các hoạt động mỹ thuật trên cả bốn mặt: đào tạo, thị trường, phát triển hệ thống bảo tàng và nuôi dưỡng nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Chỉ có Ủy ban Mỹ thuật Quốc gia mới là người tổ chức các triển lãm toàn quốc thường niên, lưỡng niên (hoặc tam niên), ngũ niên, quốc tế và thành lập các hội đồng giám khảo cho các cuộc triển lãm ấy.

Cải tổ lại hệ thống mỹ thuật Việt Nam ngay bây giờ trên thực tế nội tại của những nhà hữu trách là một điều không tưởng, nhưng trước thực trạng “sạt lở” nghiêm trọng này của mỹ thuật Việt Nam, chúng ta lại cứ mãi mũ ni che tai thì không khác chi kẻ tòng phạm dưới mắt của những thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CHÙA LONG ĐỌI SƠN


Đây lầ sơ đồ tổng thể về chùa "Long Đọi Sơn" trong kỳ thực tế tại Duy Tiên Hà Nam của sinh viên lớp lý luận K12, truờng đại học mỹ thuật Việt Nam. hình ảnh tôi đưa lên không được rõ lắm mong bạn đọc lấy đó làm tư liệu thao khảo,

bài viết về chùa Long Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam



I) GIỚI THIỆU CHUNG:

Núi Đọi sông Châu, biểu tượng của Hà Nam, cũng như ngôi chùa và cây tháp cổ được xây dựng dưới triều vua Lý Nhân Tông từ lâu đã nhiều người biết tiếng. Núi Đọi, chùa Đọi trở thành trung tâm của quần thể di tích-danh thắng phân bố trên địa bàn xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam .

Theo thuyết phong thủy,nơi đây có thế đất phát vuơng, quanh núi có chin giếng tuợng trưng cho chín mắt rồng.Đến bây giờ trong vùng vẫn truyền tụng bốn câu phuơng ngôn:Đầu gối núi Đọi.Chân dọi tuần vuờng.Phát tích đế vuơng.Lưu truyền vạn đại.”(Việt sử luợc), cuốn sử sớm nhất biên soạn duới thời Trần đã chép về sự kiện vào năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ bẩy (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền tại Đọi Sơn đuợc một lọ vàng bạc, mở đầu phong tục đẹp để các vua triều đại sau noi gương khuyến nông.

Chùa Đọi đã trở thành đại danh lam kiêm hành cung vào thời Lý. Sử chép: Mùa hạ tháng năm niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118) vua Lý Nhân Tông qua dòng Hà Lô, thấy bến Long Lĩnh. Tuy thế núi chênh vênh nhưng đỉnh non bằng phẳng vua liền truyền lệnh cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh, đến năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ2 (1121) thì hoàn thành. Nhân đó vua đặt tên cho núi là Long Đọi Sơn. Tháp xây mười ba tầng chọc trời, mở bốn mươi cửa hóng gió. Vách chạm rồng ổ, xà treo chuông đồng, tầng trên dặt hồp vàng xá ly đỉnh nóc xây tiên khách bưng mâm…tầng duới chiatám tuớng khôi ngô, dứng hộ vệ có thần nhân cầm kiếm. Chính giữa đặt tuợng như lai, sân thềm có bậc lang vũ 2 bên. Rồi bên tả chùa dựng cung tứ giác… bên hữu chùa dựng nhà khám nhọn vuông, trong đặt tân đầu hòa thuợng

Đầu thế kỉ 15 ngôi chùa và cây tháp đã bị quân Minh xâm luợc phá hủy di vật quí thời Lý của ngôi chùa đến nay còn giữ lại là sáu pho kim cương tuợng đầu nguời mình chim (kanari), nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung. Trải qua nhiều thời đại từ Mạc đến Nguyễn và sau này, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu. Lớn nhất là đợt khai quật khảo cổ học,nhà tổ, nhà khách,nhà tăng ni, khu tháp mộ, làm đường lên chùa xây dựng các cơ sở hạ tầng khác làm cho khu vực chùa Đọi khang trang, có sức quấn hút khách tham quan.

II. LONG ĐỌI SƠN TỰ - LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THUYẾT:

Về mặt vị trí, địa hình, chùa Long Đọi Sơn nằm ở tạo độ:

1050 30’ – 186,01 kinh độ đông.

200 20’ – 22,775 vĩ độ Bắc

Nằm trên đỉnh núi Đọi với độ cao 79 m so với mặt nước biển, toàn bộ khuôn viên nhà chùa có diện tích khoảng 20 ha, gồm các công trình kiến trúc của chùa và vường rừng. Chùa nằm trong địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên – Hà Nam ngày nay, cách thủ đô Hà Nội chừng 50 km về hướng Nam, cách thị xã phủ Lý (thủ phủ tỉnh Hà Nam) khoảng 10 km về hướng Đông Bắc, bên hữu ngạn sông Châu. Theo quan niệm của người xưa, chùa Long Đọi Sơn nằm trên thế đất Cửu Long (chín rồng); Bởi lẽ, toàn cảnh Núi Đọi nhìn từ xa trông giống như một con rồng đất rất lớn nằm phục ở giữa đồng bằng vùng chiêm trũng, đầu hơn nhô cao hướng về Thăng Long. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy 9 con đường, sông, mương máng từ 4 hướng chạy về giống như 9 con rồng – Nay vẫn còn và quanh năm không cạn nước.

1. Lịch sử Long Đọi sơn

Năm 40: từ thời Hai Bà Trưng đã có phủ Đọi Sơn – làng Đọi đã có chùa, sau này gọi là chùa Hạ (làng Đọi Tam). Trên núi đã có am thiền nhỏ quân của Tô Định đã đóng đồn trên núi: nghĩa quân của bà cao thị Liên (21-43)ở Thạch, Thanh Liêm (nay là phủ Lý) đã có nhiều lần đem quân đến đan, hiện còn di tích mả Tàu nhiều đời để lại.

Năm 987 – mùa xuân. Vua Lê Đại Hành đến tịch điền ở chân núi Đọi, truyền thuyết kể rằng nhà Vua cày được một hũ vàng và một hũ bạc, nên đặt tên là ruộng Kim Ngân.

Năm 1010 – được tin Vua Lý rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long nhân dân làng Trống Đọi Tam tổ chúc một đoàn múa trống và múa rồng leo lên núi cao để vẫy chào đoàn thuyền của nhà vua. Từ dưới thuyền trông đoàn thuyền múa rước, như một bầy rồng đội núi bay lên. Lý Thái Tổ thấy thế rất mừng, liền đổi núi Đọi là Long Đội Sơn (rồng đội núi) và cho phép làng Đọi Tam được đem nghề trống lên Kinh đô Thăng Long sản xuất, sau này phát triển thành phố Hàng Trống.

Năm 1010- sau khi rời đô xong- Lý Thái Tổ cho xây dựng và phát triển chùa truyền ở Kinh Đô, và đồng thời lệnh cho các hương ấp, “nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại…” nhân dân vùng núi Đọi đã cho tu sửa am thiền thành sơ thiền bằng tre gỗ…

Năm 1054 – Lý Thánh Tông (đời thứ 3 triều Lý) cùng vương phi Ỷ Lan thấy cảnh sắc đẹp, lại có di tích lịch sử (ruộng vàng, ruộng bạc của Lê Đại Hành và Lý Thái Tổ đổi tên là Long Đội Sơn) nên đã quyết định cho xây dựng chùa Long Đọi Sơn với quy mô gạch ngói lâu bền, là một trong 4 chùa lớn của cả nước thời đó. Giao cho đại tướng Dương Đại Gia chỉ huy xây dựng và mời thiền sư Đàm Cứu Chỉ về chủ trì ở chùa cùng tham gia xây dựng.

Năm 1118 – 1121 – Nhân Tông (đời vua thứ 4 triều Lý) cho mở mang to đẹp hơn và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng.

Năm 1122 – xây dưng bia đá lớn cũng gọi là Sùng Thiện Diên Linh (là bia đá lớn nhất nước ta hiện nay còn lại). giao cho Hình bộ thượng thư Lý Công Bật viết văn bia chùa Đọi.

Năm 1406 nhà thơ Nguyễn Huy Khanh (thân phủ Nguyễn Trãi) đến thăm chùa vịnh thơ.

Năm 1407- giặc minh sang xâm lược nước ta, đã phá chùa và tháp Sùng Thiện Diêm Linh, lận đổ bia đá (trong khoảng 1414-1417).

Năm 1467 – vua Lê Thánh Tông (đời vua thứ 3 triều Lê Lợi) đến thăm chùa, để lại bài thơ khắc vào mặt sau bia đá của triều Lý.

Năm 1591- đời Mạc Mậu Hợp nhân dân đóng góp tiền của xây dựng lai chùa, do hòa thượng Thích Hải Triều trụ trì.

Năm 1860 – đời Tự Đức (tổ đời thứ 5- Thích Chiếu Thường) sửa thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn, xây dựng hoàn chỉnh 125 gian – từ đó chùa chở thành trường Bắc Kì phật giáo trở thành trung tâm khai trường thuyết pháp cứu thế độ sinh gọi là trường hạ, giáo dục tăng ni. Trong 3 tháng hè.

Năm 1864 sửa hành lang đúc tượng Di Lạc bằng đồng, đúc chuông đồng, đúc khánh đồng.

Năm 1947 kháng chiến chống pháp chùa bị đốt phá do tiêu thổ kháng chiến, chở thành hoang tàn.

Năm 1957 hòa bình lập lại các sư trong sơn môn khôi phục chốn tổ, nhân dân thập phương tham gia tu sửa tôn tạo di tích lịch sử.

Lập lại Trường Hạ do sư cụ chùa Đô Quan là hội truởng hội phật giáo huyện Duy Tiên ủy viên quốc hội đứng lên tổ chức xây dựng chốn tổ.

Năm 1960 chốn tổ cử cụ thượng Tọa Thích Liên Huê (người thôn nhất) và sư cụ Thích Thanh Bột (người làng Yên Nam- Điệp Sơn) trụ trì chùa và sư cụ Thích Đàm Thử (nữ) về làm chia điền cai quản ruộng vườn.

Năm 1992- đựợc nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa (10-4-1992) sau được nhà nước chính quyền cấp kinh phí trùng tù.

Năm 1993 – 2000 xây dưng lại nhà bia và xây dựng hậu điện, đúc lại tượng 18 vị La Hán. Cho đến nay nhà chùa vẫn đựoc xây dựng, tu bổ để chùa Long Đọi Sơn ngày càng hoàn thiện đẹp đẽ khang trang.

2. Huyền thoại Đọi Sơn

Thật lạ thay, giữa một vùng đồng bằngchiêm trũng rộng lớn của huyện Duy Tiên, bổng nổi lên một dãy núi kỳ vĩ,đẹp tựa trong tranh. Chẳng vậy mà từ xa xưa, núi Đọi – sông Châuđã là một biểu tượn đặc trưng, một danh thắng nổi tiếng của trấn Sơn Nam.

Cũng trên đỉnh ngọn núi này, người xưa đã biết gửi ước mơ của mình vào từng mảnh gỗ, đườmg vân thớ đá mang dáng dấp phật đường, khiến cho phần hồn phần thực hòa quện lẫn vào nhau, tạo lên nhiều tầng văn hóa lưu danh hậu thế. Ấy là ngôi chùa Long Đọi Sơn cổ kính, chùa có tên chữ là Diên Linh Tự đậm sắc màu tâm linh. Cùng với núi Đọi, Long Đọi Sơn đã tạo lên một danh thắng được dân gian lưu truyền qua những vần thơ

Giữa cánh đòng bằng một trái non

Ngôi chùa Long Đọi đứng chon von

Công trình kiến trúc khen ai khéo

Phong cảnh xưa nay dậy tiếng đồn

Không phải ngẫu nhiên mà núi Đọi trở thành niềm tự hào bao đời của người Hà Nam. Ngọn núi cao khoảng 80m ấy nối giữa đòng bằng trù phú, bên cạnh dòng sông Châu trong xanh hiền hòa, tự nó đã tạo nên một cảnh sắc đẹp có tiếng trong vùng. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, là cả một vùng đồng bằng bao la trù phú,bên cạnh dòng sông Châu hiền hòa, tự nó đã tạo nên cảnh sắc đẹp có tiếng trong vùng. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, là cả một vùng đồng bằng bao la trù phú, với dòng sông uốn khúc như một dải lụa xanh ôm lấy cánh đồng phì nhiêu với bạt ngàn lúa, ngô, khoai, đỗ… không chỉ có vậy, nếu nhìn từ phía Bắc, Núi Đọi tựa như dáng Rồng phục. Thế nên từ giữa thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông, trong một lần kinh lý qua đây đã tức cảnh đề thơ:

Lên cao tầm mắt nhìn bao quát

Muôn dặm cây xanh một dải mờ

Núi Đọ ấy còn đựợc xem như nằm trong thế đất Cửu long – Một thế đất đẹp theo quan niệm phương Đông:

Đầu gối Núi Đọi

Chân dọ Tuần Vường

Về Núi Đọi, nhân dân còn kể lại rằng, từ thời còn là Thập đạo tướng quân tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đã nhận thấy thế núi ở đây có thể là một lá chắn phía Bắc để bảo vệ kinh đô Hoa Lư lúc bây giờ.

Đến khi lên ngôi Vua, Lê Đại Hành đã về chân Núi Đọi cày ruộng tịch điền để khuyến khích nghề nông mở mang, phát triển (đó vào năm 987). Nhà vua cày một thửa ruộng thấy một chĩnh vàng nhỏ, đến khi cày sang thửa khác lại được một chĩnh bạc nữa, liền đặt tên là ruông vàng ruộng bạc – còn gọi là khu ruộng kim ngân…

Cũng từ đó, nhân dân tích cực cầy cấy làm ăn, không để ruộng hoang hóa. Nhờ vậy, vùng Núi Đọi ngày càng trù phú, nhân dân ngày càng no ấm hơn.

3. Lễ hội chùa Long Đọi Sơn:

Để tưởng nhớ công đức người xưa, nhằm ca ngợi và tái hiện cảnh thanh bình của nước Đại Việt, hàng năm chùa Long Dọi Sơn tổ chức lễ hội từ ngày 19 tháng 3 đến hết ngày 21 tháng 3 (âm lịch), nổi tiếng cả vùng ven sông Châu.

Ngày 19, từ sang sớm nhân dân đại phương chuẩn bị nghi lễ dưới chân núi, rước kiệu lên chùa dâng hương lễ Phật và tưởng niệm vua Lý Thánh Tông, Nhân Tông, Vương Phi Ỷ Lan, người đã có công khởi dựng và xây dựng ngôi chùa này.

Đến ngày 21 là ngày giỗ tưởng niệm thiền sư Đại Hòa Thượng Thích Chiếu Thường. Trong những ngày này, hội là phần không thể thiếu các trò chơi dân gian: thi đấu vật, chọi gà, hát giao duyên, hát chèo, hát đối, bơi thuyền, dệt vải, nấu cơm thi, …

Lễ hội Long Đọi Sơn là dịp để nhân dân trong vùng và khách gần xa tưởng nhớ về cội nguồn; chiêm ngưỡng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, hành hương về với Phật, cầu nguyện may mắn trong cuộc sống.

KIẾN TRÚC

Chùa Long Đọi Sơn, có tên chữ là Diên Linh Tự , nằm trên đỉnh núi Đọi với độ cao 79m so với mực nước biển, toàn bộ khuôn viên nhà chùa có diện tích 2ha, gồm các công trình kiến trúc và vườn chùa. Với tổng diện tích xây dựng bằng 1000m2 . Chùa được xây dựng bởi lối kiến trúc “ Nội chữ đinh ngoại chữ công” chùa có nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, thượng điện, hậu điện, nhà khách, phòng tăng, tất cả có 125 gian chùa.

· Tam quan:

Cổng tam quan

Kiến trúc tam quan chùa được dựng với lối chồng diêm 2 tầng 8 mái, tầng dưới 5 gian, tầng trên 3 gian, theo kiểu tường hồi bít đốc, là một trong ba công trình kiến trúc đáng chú ý của chùa Đọi, đều được tu bổ hầu như toàn bộ vào đầu thế kỷ thứ 19. Nó được dựng trên 8 cột đại trụ, của 6 bộ vì chính và 16 cột quân và cột hiên, kê trên chân đá tảng. Toàn bộ hệ thống vì kèo được kết cấu theo lối chồng giường đỡ mái kết hợp với việc làm gác lửng, các cột này được liên kết trên mỗi bộ vì kèo trên thể thức sau: hai cột cái được liên kết bởi một quá giang mộng luồn từ đây người ta gác ván làm thành một gác lửng, trên gác lửng người ta chỉ để một lỗ nhỏ ở giữa vừa đủ để người chui qua. Cột cái và cột quân được liên kết với nhau bởi hệ thống kẻ chuyền bằng mộng một đầu ăn mộng vào cột cái còn đầu kia qua cột quân còn phần dư để đỡ mái hiên, khoảng cách giữa hai tầng mái người ta để khoảng trống, nếu tính từ tầu mái trên xuống đến phần bờ nóc của mái dưới khoảng 1,2m, cùng với đó là một hàng lan can cao khoảng O,45m, được tạo bởi một hàng chấn song bao quanh. Nói chung hệ thống tam quan chùa chủ yếu là những cột trơn và không trang trí.

· Nhà bia:

Nhà bia “Sùng Thiện Diên Linh”

Nằm ở khu khuôn viên vườn nhà chùa sau cổng tam quan và trước nhà thờ chính. Nhà bia được xây trên mặt bằng hình vuông với diện tích 5,8m x 5,8m, là nối kiến trúc theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, với 4 cột trụ kết hợp với hệ thống xà, qúa giang để nâng đỡ phần mái dưới. Từ cột cái người ta nối một xà góc một đầu ăn mộng vào cột cái bởi mộng luồn, còn đầu kia nối với cột quân và chạy ra phía ngoài để đỡ đầu đao của mái. Ở tầng trên, hệ thống bộ vì kèo theo kiểu chồng giường, mỗi giường được chồng xếp lên nhau bởi hai đấu vuông thót đáy. Hệ thống hai vì kèo được liên kết với nhau bởi một xà ngang ở cả hai tầng mái, làm như vậy sẽ làm cho bộ khung được liên kết với nhau vững chắc hơn. Giữa phần mái trên và mái dưới người ta đặt những chấn song để tạo những ô thoáng. Nhìn chung kiến trúc của nhà bia cũng giống như cổng tam quan hầu như không có hình trang trí, chỉ có phần đầu dư trên các cột của nhà bia có trạm trổ ít hoa văn hình hoa lá đơn giản và trên thượng lương có ghi niên đại, năm tu sửa, xây dựng nhà bia

· Thượng điện.

Nhà Tam Bảo

Qua hai mươi bậc đá dựng đứng, như chiếc thang dẫn đến khu sân chùa thoáng tĩnh, kề bên hai dãy nhà đồng tội gồm 5 gian hai trái, bên trong bày ra mười cửa ngục, như một thông điệp nhắc nhủ con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Hiện lên trước mắt là nhà thờ Tam Bảo, kiến trúc theo hình chữ đinh, với 7 gian tòa Thượng Điện và 3 gian tòa Thiêu Hương với tổng chiều dài đo được là 28,76m chiều rộng là 18,9m, khoảng cách từ tầu mái hiên xuống đến mặt nền là 1,9m, khoảng cách từ cột quân đến cột hiên là 2,48m, và số hoành tính được từ thượng lương đến tầu mái hiên là 14 hoành như vậy sẽ có 13 khoảng hoành theo tỷ lệ 4/5/4, một tỷ lệ thường thấy trong các chùa ở miền bắc trong thế kỷ này. Hệ thống vì kèo ở các gian giữa theo lối chồng giường, giống như kiến trúc của cổng Tam Quan và Nhà Bia, nhưng ở đây tính từ thượng lương trở xuống, phần giường dưới là nơi tiếp giáp với câu đầu người ta cắt khoảng giữa để tạo khoảng chống tạo thành hệ thống gọi là giường cụt, ở mặt dưới của mỗi đoạn giường đó được kê bởi hai đấu vuông thót đáy tỳ lên câu đầu không có mộng, còn phần trên mỗi bên được kê một đấu vuông để đỡ thanh giường trên và cứ như vậy cho đến tận trên thượng lương. Tất cả hệ thống này cũng diễn ra tương tự ở hệ thống xà nách và vì kèo ở tòa Thiêu Hương, chỉ có điều ở hệ thống xà nách của tòa Thiêu Hương không có hệ thống giường cụt như ở xà nách của tòa Thượng Điện, cũng bởi do khoảng cách hẹp. Còn hệ thống vì kèo ở hai đầu phía giáp tường cũng kết cấu theo nối chồng giường nhưng có điều ở đây từ một cột cái người ta bắc một xà nối với cột quân (gần như một quá giang), trên xà đó có một trụ chốn tỳ lên xà đó qua một trụ đấu, còn đầu trên nối với đầu cột cái bởi một thanh giường, kiểu dạng giống như giá chiêng và phần trên giường đó được kết cấu như bộ vì ở gian giữa. Các vì kèo được liên kết với nhau bởi các hệ thống xà thượng, xà hạ, xà nóc hay còn gọi là thượng lương cùng với các hoành được tỳ lên các đầu giường trong mỗi vì kèo. Ở phía dưới trong hàng cột quân cũng được liên kết với nhau qua các xà trệt gọi là ngưỡng cửa. Với kết cấu như vậy sẽ làm cho bộ khung nhà vững chắc hơn rất nhiều, đây cũng là nối kiến trúc chung cho các ngôi chùa.

Tựu chung các công trình kiến trúc ở chùa Đọi, phần lớn mang dáng dấp đặc trưng của ngôi chùa làng, các hệ thống vì kèo, đầu dư, ván lá gió… hầu như không có những mảng trang trí, chạm khắc hoa văn, họa tiết cầu kỳ, mà chủ yếu là những khối gỗ trơn được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng rất chắc chắn khỏe khoắn. Nhưng do được đặt trên một địa thế cao, thấp khác nhau. Độ cao cột khởi của cổng Tam Quan kết hợp với 7 gian về bề ngang của tòa nhà Thượng Điện, xen giữa là hệ thống chồng diêm hai tầng tám mái của nhà Bia. Sự cao thấp về địa thế không theo chuẩn mực này vô tình đã tạo lên đã tạo lên một sự chuyển tiếp rất nhịp nhàng gần như là một đường thẳng hơi nghiêng tính từ đỉnh nóc của tòa Tam Bảo xuống đến đỉnh nóc của cổng Tam Quan. Đây là một điểm nhấn hữu ý nhất của toàn bộ ngôi chùa, cùng hòa mình trong những lùm cây xanh thẳm càng làm tôn thêm kiến trúc bề thế, tạo nên vẻ linh thiêng huyền bí.

ĐIÊU KHẮC

Nếu như kiến trúc của thời Lý ở chùa Long Đọi hầu như không còn là mấy, ngoài nền móng phía sau nhà Thượng Điện, mà các nhà khảo cổ học họ đã tìm thấy ở đây dấu vết nền móng của tháp Sùng Thiện Diên Linh, qua hai tảng kê chân cột bằng đá có chạm hình hoa sen và một số hoa văn hình hoa cúc trên một đoạn cột hình vuông dài khoảng 1,8m bằng đá của thời Lý, thì không còn vết tích gì khác nữa. Nhưng về điêu khắc của thời này lại tìm thấy rất nhiều các di vật hết sức quý giá như : tượng đầu người mình chim (kinnaras), bia Sùng Thiện Diên Linh, sáu pho tượng Kim Cương, cùng một số di vật khác.