Báo cáo thực tế chùa Đại Bi, xã Nam Giang – Nam Trực – Nam Định
Bài báo cáo chia làm 3 phần: 1. Giới thiệu lịch sử chùa Bi; 2. Giới thiệu tổng thể di tích (kiến trúc, điêu khắc, văn bia); 3. kết luận.
1. Lịch sử chùa Bi (Đại Bi tự)
Từ Đạo Hạnh là một trong ba vị thánh tổ nước ta thời Lý, cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại, ông được thờ ở rất nhiều nơi như chùa Láng, chùa Thầy, chùa Nền ở Hà Nội… và đặc biệt ở Nam Định có chùa Bi.
Theo thần phả, Từ Đạo Hạnh thiền sư tên thật là Từ Lộ, cha là Từ Vinh làm chức đô sát trong triều Lý, bị em là Diêm Thành hầu và pháp sư Đại Điên hãm hại. Thiền sư và mẹ là bà Tăng Thị Loan về lánh nạn ở xã Châu Đàm huyện Tây Châu trấn Sơn Nam (nay là thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực tỉnh Nam Định). Ngài lập ra Đại Bi tự (dân gian quen gọi là chùa Bi).
Căn cứ vào tài liệu văn bia, chùa được xây dựng năm Thông Thụy thứ ba (1037) đời vua Lý Thái Tông (có nơi viết là đời Lý Nhân Tông (1042-1127 ?) trân một vùng đất rộng, bằng phẳng. Theo truyền thuyết, đất này có hình rồng, hai bên cửa chùa có hai giếng mắt rồng (nay chỉ còn một, một giếng bị ủy ban nhân dân xã lấp để xây nhà văn hóa). Năm 1087, chùa bị hỏa hoạn và bị hư hại rất nhiều nhưng mái đến năm 1847 mới được sửa lại. Qua những lần trùng tu, di tích hiện tồn của chùa Bi phần lớn mang phong cách Lê Mạt và Nguyễn, chỉ còn lại một số viên đá tảng là di tích ban đầu.
2. Tổng thể di tích chùa Đại Bi
1. Kiến trúc
Sơ đồ chùa Đại Bi
Xét một cách tổng thể, chùa xây dựng theo kiến trúc truyền thống là Nội công ngoại quốc. Chùa có 60 gian được xây dựng bằng gỗ, trải rộng theo trục chính, cao dần từ ngoài vào trong. Gác chuông hai tầng theo kiểu chồng diêm, mái cong thanh thoát. Tam quan được xây dựng chếch sang bên phải, chạm khắc mang phong cách hậu Lê.
Trước cửa chùa là một khoảng sân rộng cho dân làng vui chơi, bước qua tam quam là một khoảng sân nhỏ, chếch sang bên phải cổng là tháp …. Điện thờ phật nằm ở trung tâm chùa, hai bên là hai tòa dải vũ trải dài vào sâu bên trông đến tận nhà tổ, sau điện thờ Phật là Gác chuông, tách biệt bởi một bức tường và hai cổng phụ sâu vào trong là nhà thờ tổ và nhà tăng. Bên phải chùa là cung thờ mẫu.
Các thành phần kiến trúc đặc biệt
1.1 Tam quan
Tam quan chùa Bi được xây dựng chếch sang phải. Dựng theo lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột. Cột cái chính giữa được xem như cột trụ nóc, hai cột cái của bộ vì hai bên thấp hơn cột cái ở vì giữa. Từ cột cái ăn mộng ra cột quân bằng các xà nách, các xà nách kết hợp với các cột trốn để tạo ra vì kèo suốt giá chiêng.
Để dựng các góc mái và độ cong của những đầu đao bốn phía, người ta đã khéo tạo ra những bẩy góc từ các đầu cột quân ăn mộng ra xà nách để tạo ra những bẩy hiên để đỡ hệ thống tàu đao mái lá truyền thống. Góp phần làm cho tam quan có vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh thoát là chiểu cao mái chỉ chiếm tỉ lệ ½ chiều cao tam quan.
Để nối các bộ vì với nhau, những cột giữa được ghép ván tạo thành những bức chạm nối giữa xà thượng và xà hạ. Giữa các hàng cột cái của bộ vì kèo ở gian giữa này, người ta đã tạo ra những khung để lắp bộ cửa dạng bức bàn, vì hai bên tạo những chấn song.
Tam quan có nhiều mảng chạm khá độc đáo, là sự kết hợp của phong cách cuối thế kỉ XVII và phong cách thế kỉ XIX (kết quả của những lần trùng tu).
Những chạm khắc độc đáo nhất là những chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVII, được chạm lộng hai bên để khi bước qua tam quan vào mặt sau ta vẫn có thể chiêm ngưỡng. Đó là những chạm khắc hình lá cúc mang tính cách điệu cao được thể hiện khá tự do, thoải mái, bên trên đỉnh của hình chạm là hình tượng một người phụ nữ trong tư thế hai tay chắp trước ngực mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật chạm khắc đình làng hậu Lê. Ở các đầu dư ta còn thấy nghệ nhân xưa thể hiện những hình chim phượng múa rất đẹp.
Xen kẽ với những mảng chạm khắc mang phong các Hậu Lê là những hình chạm khắc mang dấu ấn nghệ thuật Nguyễn, hình ảnh lưỡng long chầu nhật, rồng ngậm chữ thọ, chim phượng… Một điểm đáng chú ý nữa là khu đĩ bằng sắt và những trang trí mái (kìm, sô, guột, bẹ) mang phong cách Nguyễn.
Có thể thấy được, cũng giống các tam quan chùa thờ thánh khác thường được trang trí cầu kì, tam quan chùa Đại Bi là một thành phần kiến trúc đặc sắc của tổng thể di tích. Có lẽ có được điều này cũng do chùa được xây dựng gần các làng mộc giỏi như làng mộc Nam Dương, ..
1.2 Điện thờ Phật
Thoạt nhìn, ta nhận thấy điện thờ Phật chùa Đại Bi được xây dựng theo lối nội công ngoại quốc. Nhưng điểm đặc biệt của Đại Bi tự là , khác với các kiến trúc hình chữ công khác, điện phật chùa đại bi là sự kết hợp của ba gian nhà riêng biệt, gian giữa (dọc) nối với hai gian ngang bằng hai ống máng. Có thể phỏng đoán, ban đầu chùa có kiến trúc tiền phật hậu thánh, nhưng do sự biến đổi của xã hội, sự du nhập tín ngưỡng thờ phụng tam giáo đồng nguyên, chùa được mở rộng và có hình thức như ngày nay. Nhà thờ phật được chia làm ba phần: 1. Tòa tiền đường; 2. Tòa thiêu hương; 3. Tòa thượng điện. Riêng thượng điện được chia làm ba phần, gian giữa là cung thờ Phật, bên phải cung thờ Phật là cung Quan Âm và bên trái là Cung thánh tổ thờ đức Từ Đạo Hạnh (đây là điều đặc biệt không thấy ở các chùa khác).
Tiền đường được sửa chữa năm Tự Đức thứ 19 (1866). Bộ cửa điện thờ phật được trang trí những hình chạm khắc rồng, hoa lá, vân mây cách điệu đẹp.
Kết cấu vì kèo bên trong điện thờ phật đã được trùng tu sửa mới, gần như hoàn toàn mang phong cách Nguyễn. Nhưng còn sót lại một ván bưng có chạm khắc ở cung thờ Từ Đạo Hạnh. Rất tiếc bản chạm đã bị tháo dỡ đi một phần nên ta không làm rõ được chính xác hoạt cảnh trên tác phẩm. Hình ảnh lá cúc cách điệu, thấp thoáng sau đó là hình ảnh hai nhân vật ở trong tư thế không rõ ràng bên cạnh một mảng chạm bị tháo dỡ nhưng ta có thể thấy phong cách khá tương đồng với chạm khắc ở Tam quan. Từ hình ảnh hai con rồng chạm còn nguyên vẹn hình mây đao mác từ đầu rồng đi ra, những móng rồng năm ngón chạm khắc tự do, ta có thể khẳng định được phong cách nghệ thuật cuối thế kỉ XVII.
1.3 Gác chuông
Gác chuông chồng diêm hai tầng mái cong thanh thoát, với bấn hàng chân cột. Gác chuông chùa Bi có niên đại muộn, năm Gia Long thứ 13 (1814) đại trùng tu sửa chữa gác chuông.; năm Duy Tân thứ 12 (1908) sửa chữa gác chuông. Như vậy là gác chuông chùa Bi hoàn toàn mang dấu ấn Nguyễn. Thủ pháp trang trí sử dụng những môtip trang trí có tính biểu tượng được sử dụng. Trên các ván xà được chạm khắc hình rồng, cá vượt vũ môn hóa rồng…, các đầu dư thể hiện hình chim phượng; phần mái gác chuông cũng được trang trí theo phong cách Nguyễn, khu đĩ bằng sắt, trên các đầu đao là hình những con rồng.
Dưới chân cầu thang lên gác chuông có hình hai con sư tử.
Quả chuông (đại hồng chung) của chùa đúc năm Minh Mạng thứ XVIII, cao 2m, đường kính 1,6m, nặng 1800 kg.
2. Điêu khắc
Sơ đồ tượng chùa Đại Bi
Nhìn chung hệ thống tượng trong chùa Đại Bi có niên đại muộn
Cung đầu tiên (tòa tiền đường), hai gian giữa là tượng hộ pháp khá to, khám bên phải thờ đức ông, đối xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền. Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát, hai bên tượng Thánh hiền có hai thị giả, hai thị giả này có hình dáng dữ tợn.
Cung thứ hai (tòa thiêu hương) là cung Nam Tào Bắc Đẩu. Hình tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Nam Tào Bắc Đẩu. Tòa trên cùng là tượng Ngọc Hoàng rồi đến Nam Tào, Bắc Đẩu, phía dưới là tòa Cửu long có tượng thích Ca mâu Ni sơ sinh, hai bên tượng cửu long là hai tượng kim đồng ngọc nữ.
Cung thứ ba là Tam Bảo:
Gian chính giữa thờ phật. Tòa cao nhất là ba pho tượng tam thế, tòa thứ hai là tượng đức phật A Di Đà, hai bên tượng A Di Đà là Quan Âm đứng: bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát và bên trái là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Gian bên trái là khám thờ từ Đạo Hạnh, do cung này đóng cửa nên không rõ bên trong có tượng không.
Gian bên phải là cung Quan âm, ở đây có hai pho tượng khá đẹp. Bên trái là Quan Âm Nam Hải (hình ảnh quỷ đội tòa sen) , pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa. Bên cạnh đó thì ta cũng thấy hình ảnh quan âm rất nhiều tay. Đây có thể là sự tích hợp của các dạng thức quan âm, điển hình của các tượng quan âm có niên đại muộn. Bên cạnh quan âm Nam Hải là hình tượng đẹp của quan Âm thị kính. Trong các chùa khác như Long Đọi, Ngô Xá ta bắt gặp hình ảnh bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật, nhưng ở đây hình ảnh quan âm thị kính được mô tả là một người phụ nữ đẹp, khuôn mặt hiền từ mỉm cười mãn nguyện ngồi trên tảng đá, chân trai đặt trên cao, chân phải hạ xuống thấp, hai bàn tay đặt lên đầu gối trái. Đây là một pho tượng đẹp.
Ngoài ra còn tượng thánh tăng và thổ địa được thờ ở gian nhà tổ. Hai pho tượng này làm từ thời nguyễn, khá giống các pho tượng mới ở chùa Ngô Xá.
Đặc biệt trong chùa còn giữ một số tượng mặt nạ rối có từ thời lê trung Hưng rất đẹp và quý. Trong 6 đầu tượng thì chia ra 2 đầu tượng “chúa Lộng”, đó là hai đầu mặt đỏ, miệng rộng có râu. Tiếp theo là hai tượng “cóc vàng”, sơn mặt màu hồng nhạt. Cuối cùng là hai pho tượng “Tùy Trắng”, mặt sơn màu trắng, mũi to, mồm rộng như đang cười. Sáu đầu tượng nhỏ hơn chỗ cầm ở cổ tượng, gồm: 2 pho tượng Tiên; 1 pho tượng Chàng; 1 pho tượng Hậu (hay còn gọi là tượng nàng Ruông); 1 tượng ông Mách (tựa như nhân vật dẫn chuyện) và tượng ông Chớp. Những tượng này đội mũ hoặc vấn tóc theo kiểu lối cổ, chân dung tươi tỉnh. Các con rối của các loại hình rối cạn khác thì gọi là “quân rối” hay “con trò” riêng quân rối của rối đầu Gỗ được gọi là “Thánh Tượng”.
Trong chùa Bi còn sót lại một số chân tảng có chạm khắc hình hoa sen, đây có thể là di tích còn sót lại từ buổi đầu xây dựng. Các vết chạm đã bị mờ đi khá nhiều, song ta vẫn có thể nhận ra lối chạm cánh sen đúp thường thấy trong mĩ thuật Lí, mặc dù không được chạm khắc tinh xảo như chân tảng Lí, có lẽ do đây không phải là chùa thuộc quốc gia nên khi xây dựng ban đầu không được công phu, tỉ mỉ như các di tích do tầng lớp quý tộc xây dựng.
3. Văn bia
Hiện chùa còn lưu giữ nhiều văn bia (10 bia đá và nhiều câu đối) ghi chép lai lịch sử ngôi chùa, ghi chép lại những lần trùng tu, sửa mới và bia công đức.
Hia tấm bia có nên đại sớm nhất nằm ở 2 trái nhà tòa tiền đường.
Tấm bia bên trái có niên đại …. Khoảng cuối Lê, trán bia trang trí hình lưỡng long chầu nhật mang phong cách Hậu Lê, hai bên diềm bia là những hình rồng nối đuôi nhau cho đến hết diềm bia. Bia ghi………..
Bia bên phải mang dấu ấn nghệ thuật Nguyễn
Hai bên tòa dải vũ mỗi bên đặt ba tấm bia ghi công đức….
Sát sau nhà tiền đường là một tấm bia đặt lộ thiên, xung quanh cây cỏ mọc đầy chân bia. Ngay canh đó là tấm bia có niên đại Nguyễn đặt trong gác chuông.
3. Kết luận
Hai mươi phát tấu chùa Bi
Trai đi được vợ gái đi được chồng
Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)